-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn tự học đàn piano tại nhà
Thứ Thu,
13/08/2020
Đăng bởi Admin
Minh Thanh Piano gửi đến các bạn cách tự học đàn piano tại nhà sẽ giúp những bạn đang có ý định tự nghiên cứu đàn piano có được một phương pháp học đàn hiệu quả.
Nếu bạn không phải là một thiên tài âm nhạc có năng khiếu âm nhạc đặc biệt thì cuộc hành trình trong việc chinh phục đàn piano sẽ trở nên vô cùng thú vị cũng như cũng đối mặt với những khó khăn & thử thách. Bài viết “Hướng dẫn tự học đàn piano tại nhà” sau đây sẽ đảm bảo cho bất kỳ người nào đang mong muốn chơi đàn piano sẽ có được một phương pháp học đàn piano dễ dàng.
Có thể những bạn mới học đàn piano sẽ có những băn khoan không biết nên bắt đầu từ đâu, nên học cái gì trước, cái gì sau,....Vì vậy chúng tôi tôi đã đi góp nhặt từng kiến thức để tổng hợp theo những bước sau đây:
Bước 1. Mua cho mình cây đàn piano
Giống như những nhạc cụ khác nhu đàn organ, guitar,... trước khi bắt đầu thì bạn phải mua chúng. Bạn có thể lựa chọn cho mình đàn piano điện hay đàn piano tuỳ theo sở thích và điều kiện kinh tế gia đình. Dẫu biết rằng lựa chọn đàn piano cơ là sự hoàn hảo bắt đầu cho những người học đàn, tuy nhiên nếu bạn không có điệu kiện thì có thể lựa chọn những model của đàn piano điện.
Đàn piano cơ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người mới bắt đầu học đàn bởi âm thanh chân thực, sống động, các phím cho cảm giác chân thực với độ mạnh nhẹ khi sử dụng phím,... và những điều này sẽ giúp cho khả năng cảm thụ âm nhạc của bạn sẽ tốt, tự nhiên hơn và sẽ cho bạn một nguồn cảm hứng khi chơi đàn.
Đàn piano Kawai K-300 được nhiều người lựa chọn cho sự bắt đầu piano
Nếu như điều kiện không cho phép bạn, ngoài loại đàn piano cơ thì bạn có thể lựa chọn dòng đàn piano điện. Piano điện cũng sẽ có những điều khá thú vị cho những bạn mới bắt đầu môn học này. Đàn piano điện với kiểu dáng nhỏ gọn giúp bạn có thể linh hoạt trong việc bày trí và bạn không cần phải lên dây đàn thường xuyên như đàn piano cơ.
Hiện nay, với những công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại, những chiếc đàn piano điện mô phỏng một cách chân thực với âm thanh đàn piano acoustic. Bên cạnh đó với đàn piano điện bạn việc tự học đàn piano tại nhà của bạn cũng trở nên đơn giản và dễ dàng nhờ vào những phền mền được tích hợp sẵn hỗ trợ người học.
Ví dụ: đàn piano điện có chức năng thu âm bài biểu diễn của bạn và một loạt các tùy chọn âm thanh,... và qua đó bạn có thể dễ dàng khắc phục và hoàn thiện cách chơi. Cây đàn càng nhiều tính năng bổ sung, nó càng tiện ích, điều này phụ thuộc vào chất lượng của cây đàn piano điện bạn mua. Điều quan trọng hơn giá đàn piano điện rẻ hơn rất nhiều so với những chiếc đàn piano cơ. Chính những ưu điểm này có thể khẳng định đàn piano điện có thể đủ sức cạnh tranh với những chiếc đàn piano cơ trong tương lai.
Bên cạnh lựa chọn những chiếc đàn piano điện mới thì bạn có thể lựa chọn những chiếc đàn piano đã qua sử dụng nếu như bạn biết cách lựa chọn đàn piano cũ. Tuy nhiên chúng tôi không khuyến kích bạn lựa chọn, tại những những chiếc đàn piano điện cũ luôn ẩn chứa những khuyết điểm mà bạn khó khắc phục và sửa chữa.
Bước 2: Chuẩn bị một số kiến thức nhạc lý cơ bản
- Bàn phím: Mỗi chiếc đàn piano thường có 88 phím trắng và đen. Trong đó những nốt trắng gọi là phím tự nhiên, những phím đen gọi là phím hoá có chức năng thực hiện những nốt hoá như thăng (#) và giáng (b). Các phím đen được chia làm nhóm 2 phím đen và nhóm 3 phím đen.
- Nốt: Đàn piano chỉ có 7 nốt nhạc cơ bản và được ký hiệu là A B C D E F G tương ứng La Si Đồ Rê Mi Fa Sol, đây là kiến thức cơ bản mà người mới chơi đều phải nắm.
- Hợp âm: là 1 âm điệu kết hợp từ vài nốt chạy theo nhau, đánh đàn kêu cùng 1 lúc simultanously thì nghe được âm này. Hợp âm thường có từ 3 nốt trở lên, nếu dùng 3 nốt họ kêu là triads dùng 4 nốt là tetrads, 5 là pentads và 6 là hexads. Nó có nhiều kết cấu khác nhau qua dạng Trưởng, Thứ, Tăng Augmented, Xuống diminished v.v.
- Những hợp âm cơ bản trên piano: 14 hợp âm cơ bản trên đàn piano đó là 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ. Hợp âm trưởng được kí hiệu là C D E F G A B và hợp âm thứ là Cm Dm Em Fm Gm Am Bm.
3. Tìm cho mình một giáo trình phù hợp
Bạn cần lựa chọn cho mình một giáo trình học đàn piano cơ bản phù hợp để tập luyện tại nhà, nếu bạn đã quyết định tự học ở nhà thì giáo trình được ví như người thầy, người hướng dẫn cho bạn trong hành trình học đàn piano. Nên lựa những giáo trình có kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để cho bạn dễ dàng tiếp thu cũng như sẽ giúp bạn có nền tảng kiến thức cơ bản tốt.
Giáo trình Methode Rose được nhiều người lựa chọn để bắt đầu với piano
Bên cạnh đó bạn có thể học hỏi những người bạn đã biết về đàn piano, những buổi off line của nhóm tín đồ piano hay những pianist ở các quán cafe, các nguồn videos trên youtube,...
Mỗi người chơi sẽ có những kĩ thuật và mẹo hay khác nhau để chơi đệm hát, chúng ta có thể học hỏi ở nhiều nguồn để đúc kết lại cho bản thân mình những kiểu đệm, kĩ thuật mà mình ưng ý nhất.
* Một vài lời khuyên cho bạn khi học đàn piano:
- Chia nhỏ bài ra thành nhiều đoạn: Bạn cần chia bài nhỏ ra làm nhiều đoạn, nhiều câu nhạc ngắn để tập cho dễ nhớ, dễ thuộc. Khi luyện tập, bạn cần chú ý ngón tay, dấu hóa, trường độ, dấu lặng… để không bị tập nhầm, tập sai sau này sửa lại rất mất thời gian.
- Hãy cho mình một lượng thời gian cần thiết để tìm hiểu về đàn piano, không nên quá nóng vội khi học mà nhồi nhét nhiều kiến thức vì thành công không thể xây dựng trong 1 ngày.
- Lúc mới học đàn piano chơi bằng 2 tay và đạp pedal là thao tác rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể tập sử dụng từng tay một và khi đã thuần thục bạn có thể chơi lần 2 tay và tăng tốc độ đánh phím đàn.
- Tránh sử dụng Pedal duy trì (sustaining pedal) quá nhiều khi bạn chỉ mới bắt đầu học.
---> Nếu như bạn cần thêm những tư vấn hay những kiến thức về đàn piano xin hãy liên hệ Minh Thanh PIANO. Chúng tôi sẽ đồng hành với bạn trên con đường âm nhạc và giúp bạn “đánh thức & phát triển tình yêu âm nhạc”.
Nguồn: piano.vn (tổng hợp)